Nhà đầu tư cần phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nhà đầu tư phải có quốc tịch (nếu là cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở chính (nếu là tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO và ngành nghề đăng ký đầu tư không nằm trong danh mục bị cấm.
Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài, bản sao CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu của người Việt Nam (nếu góp vốn chung với người Việt Nam), văn bản xác minh số dư trong tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài tương đương hoặc nhiều hơn với số tiền đầu tư, hợp đồng thuê nhà/ văn phòng để thực hiện dự án đầu tư, đề xuất dự án đầu tư.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư là Sở Kế hoạch và Đầu tư (Đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì thẩm quyền thuộc về Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đó).
Tùy thuộc vào địa bàn đầu tư và lĩnh vực đầu tư mà cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép cho nhà đầu tư với thời hạn phù hợp với dự án đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo 4 hình thức: Thành lập tổ chức kinh tế mới (thành lập công ty), góp vốn vào công ty Việt Nam, đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP), đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư quy định “nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư quy định “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
Khoản 2 Điều 22 Luật Đầu tư quy định “kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
Khoản 2 Điều 41 Luật Đầu tư quy định “nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được quy định tại Điều 47 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
1. Về thủ tục tách công ty:
Thủ tục tách công ty cổ phần được quy định tại khoản 3 Điều 199 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được thành lập trên cơ sở tách công ty cổ phần được quy định tại Điều 23 và khoản 2 Điều 25 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài, thành phần hồ sơ tách công ty phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 51 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư.
3. Ưu đãi đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế được quy định tại khoản 7 Điều 20 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP nêu trên.